• Tour Tho Nhi Ki
  • Tour Moc Chau
Tìm kiếm tour



Nơi xuất phát
Nơi đến
Mức giá

Dân tộc Thái ở Sơn La

Cập nhật: 14/12/2023
Lượt xem: 3197


Người Thái ở Mộc Châu- Sơn La




 
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Thái hiện là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân số.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của người Thái ở Sơn La

  • Người Thái làm nương để trồng trọt. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Lúa nếp nương đặcbiệt dẻo và có mùi thơm đặc trưng. Mỗi dịp lễ Tết, món xôi ngũ sắc của người Thái là một nét văn hóa rất đẹp. Các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm". Sản phẩm nổi tiếng của người phụ nữ Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp. Vải thổ cẩm của phụ nứ Thái mang sắc màu tươi tắn, giống như tâm hồn của họ vậy,luôn tươi vui và ngập tràn sức sống. Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc Âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vấn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc
  • Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50 nóc nhà kề bên nhau. Người Thái Ðen thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng những khau cút được làm theo phong tục từ xưa truyền lại. Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng. Nhà cửa: Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái là họ xây nhà sàn. Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.
 

 
  • Ðồng bào quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời". Đám ma của người Thái Đen rất phức tạp. Người Thái luôn phải có ít nhất một cuộn vải trắng (tòn phải chau), một cuộn thổ cẩm (tòn khít) ở trong nhà. Khi có một người qua đời nếu thiếu những thứ trên thì nghi lễ sẽ không thể tiến hành. Khi có một người mất thì con cháu và họ hàng sẽ phải nhanh chóng về nhà để chuẩn bị làm lễ tang. Thầy phúng sẽ chọn ra 5 đến 9 người con cháu để chuẩn bị làm lễ, những người này sẽ phải túc trực trong nhà cho đến khi người mất được an táng xong xuôi. Khưởi cốc (là người quan trọng nhất) thường là rể cả, còn lại là rể khiêng (khưởi hàm) là con rể, cháu rể được chọn để khiêng quan. Cần làm 1 cấy thăng thiên, 1 quan tài. Cây thăng thiên sẽ cao nếu người mất là nam, và thấp như chiếc ô nếu là nữ. Cây này sẽ được quấn thổ cẩm từ dưới lên trên, bớt lại bên trên như bờm ngựa. Người nhà mua 1 cái ô về trang trí viền bằng thổ cẩm và vải trắng, tiền giấy treo vào rìa ô. Nhà mồ sẽ được làm từ gỗ và lợp ngói, có bài trí 1 chiếc hòm đựng đồ làm bằng tre, một chiếc ghế mây, một đôi gà, một con trâu... Những người đến viếng đám tang bằng một bát gạo, hai chai rượu, gia đình nào khá giả hơn có thể góp nhiều hơn hoặc góp tiền. Sau khi an táng, liên tục 3 ngày liền, người thân lại mang cơm nước đến mộ cho người đã khuất, mang theo gạo, thóc cho gà ăn... sau 3 ngày thì bỏ hẳn và cũng không bao giờ quay lại mộ nữa. 


 
  • Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ khác nhau, ví dụ: Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò. Họ Quàng kiêng con hổ. ”Ðồng bào Thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là những lễ nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới.
  • Người Thái có kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, thơ ca: “Xống chụ xon xao”, “Khu Lú, Nàng ủa. Những tác phẩm còn lại trong kho tàng văn học Thái thực sự cho người đọc biết được về những nét văn hóa của đời sống tinh thần hết sức phong phú, đa dạng, giàu chất văn chương của một đồng bào người miền núi phía Bắc Việt Nam.

Một số trò chơi đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu

Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, hội săn bắn, đánh cá tập thể, gắn liền với các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng, như lễ Xên mương, Xên bản, Xên hươn, lễ “kim pảng”....Ðồng bào Thái thường tổ chức vui chơi ca hát, nhảy múa tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

  • Thi ném còn:Thi ném còn qua vòng tròn treo trên độ cao từ 10-20 mét; đứng cách từ 10-20 mét, nam, nữ tập trung 2 bên tự do ném, ai ném trúng được thưởng (phần thưởng tuỳ theo sự thoả thuận giữa mọi người khi tổ chức).
  • Tung còn:Chủ yếu được tổ chức giữa nam, nữ thanh niên ( chưa vợ, chưa chồng).Trai gái chia hai bên, một bên là nữ, một bên là nam (số lượng bất kỳ). Ban đầu hai bên sẽ tung còn qua lại, về sau người con trai sẽ chú ý tung còn cho con gái nào mình thích. Nếu người con gái đó bắt quả còn một cách nhiệt tình, tức là họ đã có ý chấp nhận cầu thân. Từ lúc đó cặp trai chỉ tung còn cho nhau. Nếu ai để rơi còn, người bạn có quyền lấy một thứ gì đó như khăn, đồ trang sức, khăn tay... Sau khi trò chơi kết thúc, hai người lại trao trả lại cho nhau thứ đã lấy. Nếu buổi làm quen này có nhiều hứa hẹn, đó sẽ là một tình  yêu đẹp.


 

Độc đáo Lễ Hết Chá của người dân tộc Thái, xã Đông Sang (Mộc Châu)

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm 54,76% dân số toàn tỉnh, gồm Thái đen và Thái trắng. Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp và văn hóa đa dạng độc đáo như: thơ, hoa, văn, trang phục, nhạc lý, làn điệu dân ca, lễ hội… Trong đó, phải kể đến lễ Hết Chá của người Thái, xã Đông Sang (Mộc Châu).

Lễ Hết Chá được tổ chức mang tính cộng đồng cao, là dịp để các con nuôi cảm tạ thầy cúng đã chữa bệnh cứu người, mang lại niềm vui hạnh phúc cho các gia đình.  Các trò diễn dân gian trong nghi lễ phản ánh rõ nét tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp, mang tính giáo dục con người, thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử, trong tình yêu đôi lứa; tăng cường đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ, bản mường; là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi dạy con cái, nâng cao đời sống. Nghi lễ còn phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Thái, qua đó, truyền tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ để giữ gìn bản sắc văn hóa của mình.




Với những nét văn hóa hết sức đặc sặc,mỗi lần đến du lịch Mộc Châu hay tham gia tour dã ngoại cho học sinh ở Mộc Châu, mỗi chúng ta lại thấy yêu thêm bản sắc của một dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

 

Xem thêm:

Tour dã ngoại cho học sinh tại Mộc Châu
 

Về trang trước    Lên đầu trang
THĂM DÒ Ý KIẾN
Nhận xét về dịch vụ mà chúng tôi cung cấp:


Đăng ký nhận tin tức du lịch:
 

Đang online: 5

Tổng truy cập: 1089106